Truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam đã được xây dựng qua hàng ngàn năm lịch sử. Trong thời kỳ phong kiến, các kỳ thi Đình, thi Hương không chỉ là cơ hội để các sỹ tử thể hiện tài năng, mà còn là con đường vinh quang nhất để mỗi người khẳng định vị thế trong xã hội. Cũng vì thế, trong văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, các gia đình luôn khuyến khích con cái học hành chăm chỉ, coi đó là niềm tự hào, là danh dự và nghề thầy giáo cũng luôn được đặt ở vị trí hàng đầu: "Nhất quý nhì sư," "Không thầy đố mày làm nên"…

Người thầy được coi là biểu tượng thiêng liêng cho sự học, là "khuôn vàng thước ngọc" của tri thức, đạo đức và nhân cách để học trò noi theo mà trở thành người có đức, có tài, đứng ra giúp nước. Những giá trị này ăn sâu vào tâm thức mỗi người, trở thành truyền thống "Tôn sư trọng đạo" trong văn hóa Việt được lưu truyền trong hàng thế kỷ qua.

Vì thế, hôm nay ngày 20/11/2024, UBND xã Vạn Long tổ chức ngày buổi gặp mặt kỷ niệm 42 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024). Tham dự gồm có TT Đảng ủy, HĐND, UBND xã cùng với các thầy cô của các trường mầm non Vạn Long, Tiểu học Vạn Long, THCS Trần Quốc Tuấn cùng các thầy, các cô nghỉ hưu trên địa bàn xã.

Kế thừa và phát huy truyền thống "tôn sư trọng đạo" của dân tộc, thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước luôn khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là tương lai dân tộc, luôn hết sức chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục-đào tạo với những quyết sách nhằm phát huy mọi tiềm năng của con người, trong đó có đội ngũ thầy, cô giáo và những người làm công tác quản lý giáo dục.

 

 

Khánh Vy

 

 









Đang online: 65

Số lượt truy cập: 873302